Sàn nhà vệ sinh là một trong những khu vực dễ bị thấm nhất do đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chủ nhà, cũng là khu vực thường xuyên ứ đọng nước, cùng hệ thống ống nước nằm bên trong kết cấu. Giải quyết thấm sàn vệ sinh cũng là điều không dễ dàng và gây ra không ít bất tiện cho chủ nhà khi thi công. Tham khảo ngay 3 cách chống thấm sàn nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay.

 

 

 

 

Sử dụng màng khò nóng

Màng khò chống thấm tạo ra một lớp màng trên bề mặt để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước xuống hạ tầng bên dưới. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít khuyết điểm khiến người sử dụng đắn đo như khả năng ngăn chặn thấm dột không đạt mức toàn diện bởi giới hạn về kích thước màng, nhiều điểm giáp mí, đồng thời màng khò cũng chỉ phát huy tối đa ở những kết cấu nằm ngang như sàn mái. Để sử dụng màng khò, ta cần phải sử dụng khí ga để đốt cháy mặt tấm mới dán được lớp màng xuống bề mặt sàn, chính điều này cũng gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường cũng như bản thân người thi công, dễ gây cháy nổ.

 

 

cách chống thấm sàn nhà vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sử dụng màng tự dính

 

Màng tự dính là một trong những phương pháp khá phổ biến hiện nay. Vì các ưu điểm như dễ thi công, đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt, tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt. Tuy nhiên, đây chưa phải là cách giải quyết tối ưu bởi phương pháp này đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao để tránh một sai sót nhỏ cũng có thể gây thấm và bong toàn bộ lớp màng. Hơn nữa, chi phí để thi công sử dụng màng tự dính này cũng khá tốn kém.

 

 

Sử dụng chất chống thấm

Chất chống thấm là dạng chất lỏng được cấu tạo từ các gốc kỵ nước với khả năng phản ứng đóng rắn với xi măng rất cao. Nó có thể phân tán được trong môi trường nước nên dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong các mao quản bề mặt lớp vữa, bê tông. Đồng thời đóng rắn chặt lại bít hết toàn bộ các lỗ trống bằng các gốc kỵ nước, tạo nên một lớp màng bảo vệ ngăn nước thấm dột vững chắc và có độ bền cao theo thời gian. Thi công được cho các bề mặt kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết. Phương pháp này được thi công rất đơn giản mà lại tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường như sử dụng 2 phương pháp trên, thế nhưng hiệu quả mà mang lại vẫn rất cao. 

Không chỉ với chất chống thấm còn có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm nước cả thuận và nghịch. Đối với sàn nhà vệ sinh thì việc này là cần thiết vì nhà vệ sinh luôn là môi trường dễ tích tụ vi khuẩn nhất đặc biệt là khi sàn nhà luôn ẩm.

 

 

cách chống thấm sàn nhà vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách ngăn thấm nước sàn vệ sinh hiệu quả với chất chống thấm cao cấp CT-11A SÀN

 

 

cách chống thấm sàn nhà vệ sinhcách chống thấm sàn nhà vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Với tính năng vượt trội, chất chống thấm là vật liệu phổ biến nhất đã được hầu hết các nhà thầu tin dùng, trong đó, CT-11A được biết đến như một cái tên tiên phong trong lĩnh vực này. Trong suốt hơn 20 năm cái tên CT-11A của KOVA luôn được các nhà thầu lựa chọn trong quá trình thi công ngăn chặn thấm dột vì những lợi ích mà sản phẩm mang lại như:

  • Khả năng chống thấm vượt trội, bảo vệ công trình lên đến trên 15 năm.
  • Ngăn chặn hiện tượng thấm ngược, liên kết tốt với các vật liệu xây dựng như xi măng, cát…
  • Sản phẩm có khả năng chống chịu với môi trường nước mặn và kiềm rất tốt.
  • Đặc biệt thân thiện với môi trường, an toàn cho cả người thi công lẫn người sử dụng.
  • Ngăn chặn nấm mốc sinh sôi trên tường, sàn.

 

 

Quy trình thi công ngăn ngừa thấm dột sàn nhà vệ sinh hiệu quả đơn giản và tiết kiệm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

Bề mặt thi công cần được làm sạch sẽ trước khi sử dụng các vật liệu chống thấm. Bạn cần làm sạch các vết bụi bẩn, rong rêu, kiểm tra tình trạng của gạch ốp ở sàn,...

Bước 2: Phủ 2 - 3 lớp chất chống thấm CT-11A  sàn lên toàn bộ sàn, mỗi lớp phủ cách nhau 6-8 giờ.

Bước 3: Cán hồ lên để bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch; hoặc phủ từ 1-2 lớp sơn men KL-5NT

Bước 4: Đợi sau 7 ngày khi lớp sơn đạt độ cứng là có thể sử dụng.